Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2024

Torki Food



 Torki Food Việt Nam - Đơn vị tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực đa món tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng cao như Kebab, Hamburger, Hot Dog, Gà rán, Pizza, và nhiều món ăn hấp dẫn khác. Torki Food mang đến cho các chủ cửa hàng cơ hội khởi nghiệp với mô hình nhượng quyền đa dạng, linh hoạt và hiệu quả. Với hệ thống quản lý hiện đại và đội ngũ nhân viên tận tâm, Torki Food cam kết đồng hành và hỗ trợ các đối tác phát triển bền vững. Truy cập torkifood.vn để khám phá thêm về chúng tôi!

Website : https://torkifood.vn/
SĐT : 0937038598
Địa chỉ : 120/5 Đ. Lê Văn Quới, Bình Hưng Hoà A, Bình Tân, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Map : https://maps.app.goo.gl/ibvKbvRTAjhvoW848
#banhmikebab ; #banhmithonhiky ; #torkifood ; #damondamohinh
https://groups.google.com/g/torkifooddamon/c/y9DiqF-CbOQ
https://about.me/TorkiFooddamon
https://500px.com/p/torkifooddamon
https://heylink.me/TorkiFooddamon/
https://qiita.com/TorkiFooddamon
https://fliphtml5.com/homepage/xxzhf/torki-food/
https://pubhtml5.com/homepage/hdsay/
https://issuu.com/torkifooddamon
https://www.behance.net/TorkiFooddamon
https://www.gta5-mods.com/users/TorkiFooddamon
https://www.mixcloud.com/TorkiFooddamon/
https://www.ameba.jp/profile/general/torkifooddamon/
https://ameblo.jp/torkifooddamon
https://sites.google.com/view/torkifooddamon
https://play.eslgaming.com/player/myinfos/20376321/#description

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2008

Hoa Đồng Nội

Mỗi lần về thăm quê nội, vừa băng qua đường ray xe lửa, chạy vào con đường rợn ngợp những bụi chè xanh tôi đã hét toáng lên: "Mệ ơi!" Mệ ra đón tôi tận ngoài ngõ, giang rộng đôi tay gầy guộc run run ôm chầm lấy cháu . Không hiểu sao, trong những đứa cháu nội, mệ thương tôi nhất. Có lẽ vì tôi ở xa mệ, ít có diễm phúc đêm đêm gối đầu trên cánh tay nhăn nheo vì năm tháng để nghe mệ thủ thỉ đọc truyện thơ, để được hít hà mùi trầu ngai ngái mà mệ thường nhai bỏm bẻm. Có thứ gì ngon mệ cũng giấu để dành cho tôi . Nhưng món ăn mà tôi thích nhất là món cá kho khế chính tay mệ nấu . Sau vườn nhà mệ có một cây khế chua, bốn mùa đều sum suê quả. Tuổi của nó tôi không thể nào tính được. Nghe kể lại, khi mệ còn là một thiếu nữ khế đã có mấy mùa trái . Có tôi về, mệ vội ra chợ Xép lựa những con cá bống thệ còn tươi cong đem về, xắt từng lát khế mỏng bỏ lên trên kho kẹo, thơm phức. Mệ hạnh phúc nhìn cháu ăn ba đến bốn chén cơm. Tôi mong ước sao mùa hè kéo dài để tôi được tận hưởng niềm ngọt ngào của tuổi thơ . Nhưng rồi mùa hè cũng trôi qua mang theo cả niềm ước mong của tôi . Tôi lại phải xa mệ thôi . Tôi không bao giờ quên được hình ảnh mệ nhỏ nhoi xiêu xiêu giữa bầu trời tím thẫm, đưa vạt áo chậm nước mắt nhìn hút theo đoàn tàu đưa mang đứa cháu thân yêu ra đi . Lòng tôi lại thổn thức gọi: "Mệ ơi!" Tôi xa Huế, xa mệ . Huế trong lòng tôi là kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào nhưng phảng phất nỗi buồn man mác.Rất lâu lắm, không biết khế rụng hoa, đậu trái bao nhiêu mùa, tôi mới có dịp ghé lại đất Thần Kinh. Vào ngõ nhà nội, tôi không reo mừng như những lần trước nữa . Không còn bóng dáng gầy còm lưng của mệ đứng đón tôi . Không còn phảng phất mùi trầu nồng cay . Toàn căn nhà cổ kính tràn ngập mùi trầm hương đến nghẹt thở. Tôi ra sau vườn nhặt từng trái khế gom lại, lòng nghe thiếu vắng mênh mông. Cắn một miếng khế sao chua quá! Không ngon như những lát khế kho với cá bống. Khế sống nhiều năm vẫn đứng trơ trơ với trời đất. Sao mệ tôi đã vội đi về miền vĩnh hằng. Buồn. Một cảm giác lẻ loi, cô độc ập vào hồn. Tôi lê gót chân qua những con đường nhỏ. Mùa này xứ Huế mưa bay . Dưới màn mưa đan xéo vào nhau khung trời chẳng xám trắng mà mênh mang một màu tím nhạt. Màu tím trinh nguyên. Chính màu tím ấy đã làm nên màu áo thướt tha, mềm mại của những nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa khiến khách viễn du cứ mãi ngẩn ngơ, thương nhớ... Chiều dần lên, mưa cũng nặng hạt hơn. Theo những vệt mưa lấp loáng trên mặt đường, bàn chân tôi bước vào một quán cà phê ven sông Hương. Hơi lạnh cũng theo vào làm buốt nhẹ làn da . Giá như đêm nay mưa ngừng và ánh trăng ló dạng, du khách sẽ tận hưởng hết cảnh thơ mộng êm đêm của dòng sông. Mưa vẫn dai dẳng, triền miên nghe rưng rưng chi lạ như tiếng lòng thổn thức của ai như một câu thơ chất chứa u hoài: "Nỗi niềm chi rứa Huế ơi Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên" Giọt cà phê đặc sánh, môi chưa kịp ngưng đọng vị đắng tôi giật mình bởi một tiếng rao trẻ trung, ngọt ngào: "Ai ăn chè bột lọc không?" Một bóng người nhỏ nhắn, trùm áo tơi gánh đôi thúng khá nặng. Nước mưa đục ngầu chảy thành từng dòng làm ướt cả đôi guốc gỗ của cô gái . Hình ảnh mệ tôi từng bán chè đêm hiện về khiến tôi nhói lòng. Tôi vội vàng kêu: - Cô bé! Nón lá rời khỏi mái tóc, một đôi mắt đen, sâu thẳm nhìn tôi . Một thoáng ngỡ ngàng. Chao ôi, đôi mắt ấy . Giống hệt tia nhìn ấm ấp, dịu dàng của mệ tôi . Em nhẹ nhàng đặt quang gánh, khéo léo múc từng viên chè nhỏ vào chén. Tôi gợi chuyện "Mưa lạnh như ri mà em cũng bán ư ?" - Trời mưa bán chè bột lọc mới đắt! Cô bé khe khẽ cười - Mẹ em nấu đó. Ăn được không anh? - Tuyệt! - Tôi cho từng viên bột lọc bọc đậu phộng vào miệng, vị ngọt lẫn vị cay của gừng khiến tôi nóng dần lên quên cả lạnh. Lần đầu tiên tôi được nếm vị chè này ngay bên dòng sông vốn bình yên với lớp rêu xanh. Và cũng chính giây phúy ấy tôi biết thế nào là chữ "nợ" và chữ "duyên". Em ngồi lặng lẽ đếm từng hạt mưa để chờ "vị khách" ăn xong và rồi vội vàng gánh đôi thúng đi không chịu lấy tiền để tôi ngồi ngẩn người lắng nghe tiếng rao của em xa dần. Trước kia, tôi từng mơ ước, khi trở lại xứ Huế tôi sẽ tình cờ gặp một cô Tôn Nữ dịu dàng rũ mái tóc thề soi bóng Hương Giang. Giữa mùa hè lắm cơn mưa, chưa kịp tìm bóng dáng yêu kiều tim tôi thoáng một chút rung động khó hiểu bởi đôi mắt và dáng trầm tư của cô bán chè. Đêm ấy, tôi thấy mình nằm ngủ dưới gốc cây khế. Khế đang mùa trổ hoa . Từng cánh hoa tím rung rinh rung rinh. Có ai đó nhặt từng bông hoa thả nhẹ trên mặt tôi . Là em. Chúng tôi rượt nhau . Cô bé lanh lẹ chạy vòng quanh thân khế. Bỗng một hòn đá vướng chân tôi, tôi ngã nhoài và mở choàng mắt. Chỉ là giấc mơ . Nhưng tiếng cười lanh lảnh của cô bé như vẫn còn quanh quẩn đâu đây . Cố dỗ lại giấc ngủ, không được. Tôi dậy thắp hương cho mệ . Từ trong bức hình, đôi mắt mệ nhìn tôi âu yếm như ngày nào tôi còn thơ dại . Chiều . Bước chân lại đưa tôi tới quán cũ. Nhắp từng giọt cà phê đen không đường tôi cầu mong mưa cứ giăng giăng dưới màn mây tím mãi để tôi có thể gặp lại cô bé. Không biết em còn nhớ người con trai được em tặng chữ "nợ" không? Tiếng rao chè lảnh lót dứt tôi ra khỏi dòng suy nghĩ miên man. Đúng cô bé rồi . Trong trí tôi chợt hiện lên câu nói xưa như trái đất "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ". Trời ạ! Ai xui chi cho tôi vừa có nợ vừa có duyên với em. Em lại đến ngồi lặng lẽ bên tôi . Tôi lại được nếm vị chè ngọt và cay . Điều gì làm chúng tôi dễ thân nhau . Đối với tôi: chính là đôi mắt em - Còn em, có lẽ thấy được nơi tôi niềm yêu kỳ lạ đối với dòng sông hay tâm sự u uẩn khi ngắm mưa rơi cũng như em. Im lặng nhưng hiểu nhau . Có dòng Hương Giang làm chứng cho tình bạn giữa tôi và em. Em cho tôi biết tên. Trinh Nữ - tên một loài hoa hay mắc cỡ, e thẹn - Tôi gọi em là "Hoa đồng nội". Em đang học năm thứ II khoa Văn. Cơn mưa dai dẳng làm mẹ em ngã bịnh, em phải bán thay . Nhà em ở gần cầu Gia Hội, cách khá xa nhà mệ tôi . Nhưng không sao . Một gã con trai như tôi khi đi chơi với bạn gái lại thích con đường cứ xa diệu vợi . Một sáng tinh sương, trời se se lạnh, tôi đã có mặt ở ngõ nhà em. Trinh Nữ tròn xoe mắt "Anh đi mô mà sớm dữ rứa ?" "Đưa em đi dạo chơi!" "Bây chừ à?" "Chứ sao!". Thấy vẻ trịnh trọng của tôi, em biết không phải chuyện đùa, em vào xin phép mẹ . - Đi bộ nhé! - Tôi hỏi em. - Ừ! - Em khẽ khàng đáp và dịu dàng đi bên tôi . Chúng tôi lang thang qua khắp nẻo đường. Tôi muốn đưa em đi tìm ước mơ chung của cả hai . Buổi sáng không khí tĩnh mịch một cách lạ lùng. Tôi và em rẽ vào đường Lê Lợi, con đường "hương thầm" của Huế. Trước mặt chúng tôi cầu Tràng Tiền màu trắng ẩn hiện trong màn sương bàng bạc. Chúng tôi ngồi bên kè đá có nhiều bông xuyến chi mềm mại . Em nghiêng đầu, rủ mái tóc xuống đôi chân thon duỗi thẳng, "Chao ôi! Em mỏi chân ghê . Răng hôm nay anh đưa em đi nhiều chỗ rứa ?"Khó khăn lắm tôi mới thốt nên lời "Chiều anh phải xa Huế rồi!" Em thảng thốt "Thật vậy ư ? Chẳng phải Huế là quê hương của anh sao ?" Em quay người cố dấu những giọt lệ trên khóe mắt. Tôi nghe giọng mình cũng nghẹn đắng "Anh phải đi . Nhưng anh sẽ trở lại". - Chắc chắn chứ! - Chắc chắn! Làm sao anh quên được miền đất đã đem đến cho anh những ký ức đẹp. Chúng tôi ngồi im lặng bên nhau rất lâu . Em ngắt hai chiếc lá thả xuống dòng sông và thì thầm bên tai tôi . "Dòng sông sẽ mang mơ ước của anh và em đến một nơi bình yên và thơ mộng". Tôi bóp nhẹ bàn tay em "Nơi ấ có cây khế ngọt và có hoa Trinh Nữ và..." Em e thẹn cúi mặt "Vậy ước mơ của anh là gì?" Dù không nói ra, em vẫn biết tôi với em cùng chung một điều ước. Cám ơn trời, sáng ấy đã không đổ mưa, nếu không hai chiếc lá sẽ bị vùi dập mất. Nhưng đến chiều, khi em đưa tôi lên tàu, cơn mưa từ đâu lại kéo về. Những giọt mưa lành lạnh che giấu giúp em đôi má ướt nhòe vì nước mắt. Sống mũi tôi cay xè... Tàu chuyển bánh, tôi vẫn cố nhoài người ra cửa dõi mắt theo bóng hình nhỏ bé của em mất hút dần sau đoàn tàu, lòng thầm nhủ: "Anh sẽ trở lại!" Ngày xưa, tôi không quên được Huế vì có mệ đưa tôi vào thế giới huyền thoại với cây khế già. Bây chừ tôi yêu Huế vì có em "Hoa đồng nội" của lòng tôi . Kinh Tuyến (Phan Rang)
(st)

Lòng Mẹ

Mỗi lần xem ti-vi dến tiết mục quảng cáo, nghe người ta nói như đinh đóng cột rằng "Bệnh phong ngày nay đã được điều trị khỏi hoàn toàn", bà Ngọ lại bật khóc. Có người biết chuyện kể rằng:Ngày ấy, khi đi lấy chồng bà Ngọ mới mười bảy tuổi. Năm mười tám thì bà sinh anh Hòa, rồi đến chị Thà, anh Lý, chị Mân. Năm chị Mân lên ba tuổi thì ông Ngọ qua đời. Từ ấy bà không tái giá, quần quật một mình nuôi bốn con nhỏ. Mười tuổi, Hòa đã biết theo mẹ ra đồng dắp bờ, gieo mạ, cấy lúa, gặt hái. Mười lăm tuổi, anh là lao động chính. Ngoài việc đồng áng, anh còn có biệt tài câu tôm, có thể nói là độc nhất vô nhị ở xóm Vàm Dinh này. Chỉ cần nhìn địa thế dòng nước anh sẽ đoán được tôm ở đó nhiều hay ít, đêm ấy anh câu được bao nhiêu. Khi lúa vào bồ xong, anh xuống ghe hết sông này tới rạch nọ, năm bảy ngày mới về nhà một lần, mang kè kè cái gọng tôm đầy ắp, đủ cho mẹ và mấy đứa em ăn đến lần về chuyến sau. Số tiền bán tôm dược, anh đều đưa hết cho mẹ, cộng với mấy mùa lúa trúng liên tục, gia dình anh khá lên trông thấy. Ba đứa em anh được ăn học đàng hoàng. Năm anh mười tám nhiều gia dình ngấp nghé muốn gả con gái cho. Nhưng anh từ chối: "Để cho mấy đứa nhỏ học hành đến nơi đến chốn !".Thế rồi, Hòa bỗng nổi lên một triệu chứng lạ. Mặt anh hồng hào, bóng lưỡng khác thường, trên người mọc nhiều chấm đỏ. Bà Ngọ đưa anh đi khám, người ta bảo anh bị bệnh cũi. Anh bàng hoàng đau đớn. Còn bà Ngọ tưởng chừng như ngất đi được. Người ta bảo bà đưa con vào trị cùi Hàn Mặc Tử. Bà cự tuyệt: " Nó ra sao đi nữa vẫn là con tôi !". Có người mách mài vàng cho anh uống, nó sẽ lì lại. Bà làm theo. Anh cương quyết không uống : " Từ đây về sau con không làm gì ra tiền nữa. Má để dành số vàng ấy cho mấy dứa nhỏ ăn học và dưỡng già !". Bà khóc, bất lực. Trong những ngày tay chân chưa bị rút, Hòa vẫn đi câu tôm. Nhưng tôm anh câu được bán chẳng ai mua, và chẳng ai còn mộng gả con gái cho anh. Người ta xa lánh anh. Ngay cả thằng Lý, con Mận cũng chẳng dám ăn tôm của anh. Chúng thấy anh ở nhà trên là rút xuống nhà dưới. Còn Thà học lớp mười ở trên huyện, mỗi lần về nhà cũng khạc nhổ lung tung. Đêm ấy đợi chúng ngủ hết, anh gọi bà Ngọ ra sân, bàn: " Má à ! Thân con bệnh hoạn, để tránh lây cho má và các em, con lên Nền Ngãi cất chòi ở riêng !". Nền Ngãi nó xứng dáng với tên gọi đó. Bởi mấy mươi công đất vô chủ mọc toàn là ngãi. Có truyền thuyết kể rằng, đó là ngãi bùa của một lão người Chà trồng để dùng vào việc gọi hồn bắt vía. Ngãi ăn toàn thịt gà. Khi lão ngươi Chà về Ấn, ngãi đói đã cuốn một chú mục dồng vào ăn thịt, khi chú đứng thả diều gần dó. Chuyện là hư, nhưng việc lại thực : không ai dám tới gần Nền Ngãi. Nghe anh Hòa nói, bà Ngọ khóc ròng :"Khộng dược Hòa ơi ! Con ở trên dó một mình đêm hôm gió máy làm sao má hay, má biết. Nếu được đổi mệnh cho con má đây cũng sẵn sàng, nói chi đến chuyện sợ lây !". "Con hiểu má ! Nhưng má phải thương cho ba đứa nhỏ. Nếu chúng lây bệnh tội lắm !". "Vậy má sẽ lên Nền Ngãi ở với con !". "Má còn phải lo cho ba đứa nhỏ !". Sáng lại anh Hòa lên Nền Ngãi phát bỏ một góc làm nền cất chòi. Cản không được, bà Ngọ nấu cơm đem lên và phụ anh một tay. Bà bảo ba đứa nhỏ nghĩ học ở nhà một ngày, thằng Lý ra vườn dốn cây, con Thà con Mận dốn lá, xé lạt, chầm. Chúng mừng rơn vì từ nay không còn bị ở chung với thằng cùi, nên đứa nào cũng làm việc cật lực. Nếu là ngày trước, phát ngãi đắp nền anh chỉ làm vài tiếng đồng hồ. Bây giờ tay chân anh không còn tuân theo lý trí, nên hai mẹ con làm quần quật từ sáng đến chiều mới xong. Anh Hòa về nhà chở cây lá lên dựng chòi ngay đêm ấy. Bà Ngọ bịt chổ này, chận chổ kia sợ gió lọt vào làm lạnh con bà. Đến sáng căn chòi mới hoàn thành."Ra ở riêng", anh không mang theo thứ gì quý giá, chỉ lấy chiếc ghe, bộ đồ nghề câu tôm, cây len, bộ ván, cái mùng cũ và xin bà Ngọ mua cho cái võng mới. Mới dầu anh định đem xoong nồi tự nấu, nhưng bà Ngọ bảo sẽ đem cơm lên cho anh ngày hai bữa. Anh Hòa lên Nền Ngãi, bà Ngọ cảm thấy căn nhà sao trống trải lạnh lùng. Đêm nào bà cũng khóc. Mặc dù ngày hai lượt bà đem cơm lên Nền Ngãi và cũng hai lượt đem tôm trở về. Bán chẳng ai mua, ba dứa nhỏ thì không dám ăn tôm của thằng cùi, chỉ mình bà ăn. Bệnh của Hòa ngày càng lan, tay chân rút lại, vấn thuốc một cách khó nhọc. Thấy vậy bà vấn sẵn mươi mười lăm điếu đem lên mỗi ngày. Cứ mỗi lần thè lưỡi liếm giấy quyến cuốn lại cho chặt là bà ho sặc sụa. Riết rồi cũng quen. Bà nghĩ vấn thuốc đã khó, hẳn câu tôm lại càng khó hơn. Bà bảo anh đừng đi câu tôm nữa. Bà đã ngán lắm rồi. Chiều ấy bà thấy tay anh chảy máu dường như bị vật gì dó cọ xát vào vết thương. Bà xé vạt áo băng lại cho anh và chống xuồng vào xóm mua thuốc nhức, thuốc cảm. Bà nói: "Hòa à, đêm nay má ngủ lại đây với con !". "Dạ !". Giọng anh không còn trong, mũi đã xẹp. "Má ngủ trên võng nghen !". Cái võng đêm đầu tiên dựng chòi anh giăng. Nhưng chưa bao giờ anh nằm, chỉ dành cho bà Ngọ ngã lưng, mỗi khi bà dem cơm lên. Bà nói : "Thôi, để má ngủ chung với con !". "Con không quen ngủ chung với ai má à !". Bà hiểu ý con, sợ lây bệnh cho mẹ. Bà bước dến giường, sập mùng : "Để má đập muỗi cho con ! ". "Đừng má ! Mắt má lem nhem ! Không khéo cháy mùng, rồi cháy chòi con mất !". Bà không muốn làm trái ý đứa con tội nghiệp, nên xuống võng nằm. Anh hỏi :"Mấy đứa nhỏ năm nay lên lớp hết không má ?". "Lên hết !" Con Thà sắp thi hết cấp ba rồi. Nó học giỏi lắm. Năm nào cũng được khen. Hai đứa kia cũng vậy !". Anh hỏi thăm bà con ở trong xóm và nhắc mẹ mùng 9 tới đám giổ ba. Được một lúc anh thiếp đi, vì trong thuốc cảm có kèm thuốc ngủ. Bà rón rén bước tới, giở mùng, chung vào ngồi bó gối nhìn thân hình tàn phế của con qua những giọt nước mắt lăn dài, bất lực. Và bà thầm trách những đứa con khỏe mạnh, chúng là một lũ vô ân bạc nghĩa, ăn ở không nghĩa không tình. Từ ngày anh hai nó lên Nền Ngãi ở đến giờ chẳng đứa nào vác mặt lên thăm, thậm chí chẳng hỏi bây giờ bệnh tình anh nó ra sao ? Còn gì là đạo lý, hả trời ! Chúng đang ăn học là tiền của ai ? Của anh chúng khi còn khỏe mạnh làm ra cả thôi ! Phải chi anh Hòa không bệnh, hẳn bây giờ bà đã có một hai đứa cháu nội ẵm bồng. Người ta thường nói, ở hiền gặp lành. Không ! Bà không tin ! Con bà đó, ở hiền hiếu thảo, sao chẳng gặp lành ? Và bà ngồi như vậy cho đến khi trời sáng. Sáng hôm mùng chín, con Thà vừa mở cửa đã thấy một giỏ tôm đầy ắp để trước hàng ba. Nhìn giỏ tôm bà Ngọ khóc : "Anh hai mày đem về cúng ba mày đó !". Chúng nó đứa thè lưỡi, đứa so vai. Chẳng đứa nào dám đụng vào giỏ tôm. Bà Ngọ tự làm lấy đem lên bàn thờ cúng ông Ngọ : "Ông ơi ! Ông có linh thiêng hãy về đây chứng giám cho lòng thành của đứa con tàn tật và phù hộ độ trì cho nó !".Mùa hè đến, cả ba dứa con Thà, thằng Lý, con Mân đều ở nhà. Đêm qua bà Ngọ bị sốt, sáng dậy không nổi, bà bảo chúng dứa đi chợ, đứa nấu cơm, đứa dem lên Nền Ngãi cho anh hai. Đứa nào cũng dành đi chợ hoặc nấu cơm và từ chối việc đem lên Nền Ngãi. Bà quát : "Lũ súc vật ! Chúng bây không có tình người ! Còn ở đó cải nữa tao giết không còn một đứa !". Song bà chỉ dịnh, con Thà đi chợ, con Mân nấu cơm, thằng Lý đem lên Nền Ngãi. Thằng Lý quạo quọ, mặt chù bụ như cái mâm : " Đem thì đem !". Còn mấy trăm thước nữa mới tới Nền Ngãi, nó đặt xoong cơm, dĩa cá kho và tô canh bí lên bờ mẫu, gọi to lên : " Anh hai ơi ! Ra lấy cơm !". Nghe gọi, anh biết ngay thằng Lý, từ lúc lên đây tới giờ anh chưa gặp nó. Anh nhớ nó cồn cào. Nhiều lần anh định nói với má kêu mấy dứa nhỏ lên cho anh thăm, nhưng lại thôi. Sợ em thấy mình tàn phế nó buồn. Anh cố sức chạy ra khỏi chòi và gắng giọng hét lên: "Anh hai nghe rồi Lý ơi !". Nhưng khi anh ra được tới chỗ dể cơm thì thằng Lý đã quay mũi xuồng vào xóm chống đi như ma duổi. "Lý ! Lý ơi !". Anh chạy theo, lại té lăn cù xuống ruộng. Anh gượng đứng lên : "Lý ơi ! Dừng lại anh hai nói cái này !".Nó vẫn chống sào xé nước. "Má đâu ?". Vẫn không quay đầu lại, nó đáp : "Má bệnh !". Anh dứng lặng lẽ nhìn theo dến khi chiếc xuồng khuất trong bờ lá. Anh chậm chạp, nặng nề quay lại bưng xoong cơm về chòi. Không ăn ! "Không biết má bệnh gì ? Có nặng lám không ? Má uống thuốc gì chưa ? Mấy đứa nhỏ chăm sóc má có chu đáo không ? Má ăn cơm hay ăn cháo ? Mình phải về nhà thăm má ngay. Nhưng không dược ! Người mình lở lói như vầy. Tối mình sẽ về ... sẽ về !". Anh ngồi bên cửa chòi trông mặt trời nhích dần ... nhích dần tưởng như từng ly một. Từ khi sinh ra, lớn lên cho tới bây giờ anh mới thấy một ngày dài. Mặt trời ơi ! Hãy quay nhanh thêm chút nữa ! Nếu như có Đấng Tối Cao, người bảo rằng : "Hỡi tên cùi khốn khổ kia ! Ta sẽ cho ngươi toại nguyện một trong hai điều : Hoặc là ngươi lành bệnh, hoặc là mặt trời lặn ngay !". Anh sẽ bảo :"Xin thưa ! Con chọn mặt trời lặn ngay !". Rồi chiều cũng dần buông theo quy luật tự nhiên. Mọi khi nghe tiếng cúm núm kêu chiều anh buồn não ruột, giờ lại thấy vui. Vừa chạng vạng tối, anh ép cây sào giữa hai bàn tay còi cọc, khổ nhọc chống chiếc ghe đi. Anh neo ghe lại một khúc vắng cách nhà hơn ba trăm thước rồi lên bờ lê bước về nhà. Kia rồi ! Căn nhà anh dã sống gần hai mươi năm, ẩn mình dưới một tán còng rộng lớn. Cây còng anh đã bứng từ sau hè đình đem về trồng từ mười năm trước. Tim anh như muốn vỡ. Căn nhà - Nền Ngãi cách nhau không đầy ba cây số, vậy mà suốt ba năm ròng rã anh mới được về thăm. Giá mà bây giờ là ban ngày để anh nhìn rõ từng viên gạch lót nền, nẹp tre, tàu lá. Bổng có ánh lữa phát ra từ con cúi, cầm con cúi là một người đàn bà, đứng bên cạnh người đàn bà là con Thà : "Chà, con Thà mau lớn quá, cao bằng má rồi còn gì !". Anh muốn chạy đến với nó. Không thể ! Nó nói : "Cảm ơn bác hai tới thăm má con !". "Bây sao màu mè quá ! Chỗ xóm giềng với nhau ! Khi má mày khi tao ! Nè, dạo này tao thấy má mày có cái gì hơi khác khác. Coi chừng bả lên Nền Ngãi hoài lây thằng Hòa đó ! Thôi, bác hai về !". "Dạ !". Anh nhận ra tiếng bà hai Hội. Dường về nhà bà phải đi ngang qua chỗ anh đứng. Anh vội nhảy xuống bờ lá, thu mình co ro giữa mấy buội bập bè, muỗi bị động ổ vây lấy anh như hốt trấu vãi lên người. Bà hai Hội bổng dừng lại nói với con Thà còn ở giữa sân : "Tao thấy có cục gì đen đen mới lăn xuống dám lá !". "Có gì đâu, bác hai !". "Thiệt mà !". "Bác nói thấy ghê !". "Chắc là ma !". "Không đâu bác ơi ! Chắc tại bác quơ con cúi, bóng mấy tàu lá dừa dọi xuống !". Bà hai Hội bước gấp đi. Anh tự hỏi : "Mình là ma sao ?". Câu nói của bà cứ văng vẳng bên tai anh " ... coi chừng bả lên Nền Ngãi hoài, lây thằng Hòa dó !". Trời ơi ! Lẽ nào tôi dã gieo rắc căn bệnh quái ác này cho má tôi ? Má ơi ! Hãy tha lỗi cho con ! Con sẽ không làm khổ má nữa đâu ! Hòa bước lên bờ, quay trở lại ghe được một doạn. Không, mình phải gặp má, phải thăm má. Cả ngày nay mình trông đợi trời tối. Mình phải biết bệnh tình của má ra sao ? Anh quay trở lại và nép mình bên gốc cây còng. Nhà dã dóng cửa, không thấy gì được bên trong, anh cố lắng tai nghe xem có tiếng mẹ. Hình như mẹ đã ngủ, chỉ mấy dứa em còn thức. Con Thà :"Hồi sáng mầy có gặp anh hai không ?". Thằng Lý :"Em đâu dám nhìn ! Em để cơm lên bờ mẫu rồi chống xuồng về !". Con Mân :"Không biết ngày mai má phân công ai đem cơm lên cho ảnh ?". Con Thà :"Mầy là cái chắc !". Con Mân :"Trời ơi ! Ghê quá ! Vái trời cho má phân công chị !". "Đừng trù xui !". "Nho nhỏ, má nghe được, bả chửi bây giờ !". "Phải rồi ! Hồi chiều thằng Lý không lên trển lấy xoong về, sáng mai lấy gì dở cơm đem lên !". "Lấy cái khác !". "Đặng bỏ thêm cái nữa hả ?". "Tại chị kỷ chứ mấy lần anh hai ăn cơm không hết, má đem về hấp lại bả ăn, có sau đâu !". "Mầy nói tao mới nhớ, hồi nãy bác hai nói coi chừng má lây anh hai đó !". "Má lây anh hai thì chỉ có nước em bỏ nhà đi thôi !". "Tao cũng vậy !". "Tao cũng vậy luôn !". Hòa nghĩ, vì mình mà cả gia đình phải khổ sở như vậy. Không nghe tiếng đứa nào nữa, anh đoán chúng đã đi ngủ. "Chắc không đứa nào dám ngủ với má. Vì sợ mình lây bệnh cho má, má lây qua tụi nó. Có lẽ chúng đang lo sợ không biết mai má phân công ai đem cơm lên Nền Ngãi cho anh hai. Các em ơi ! Anh hai sẽ không làm phiền các em nữa đâu !". Anh núp bên gốc cây còng, mặc cho sương rơi ướt người, anh muốn uống lấy tất cả những kỷ niệm để rồi mãi mãi anh sẽ đi xa.Hơn nữa đêm, chờ cho các em ngủ say anh mới dò dẫm bước vào hàng ba đưa tay cạo vách, sát bộ ngựa gỗ mà mẹ đã ngủ từ thuở mới gặp ba. Cào dến lần thứ hai thì anh nghe tiếng mẹ trở mình. Anh gọi khẻ :"Má ! Má ơi !". Bà Ngọ ngồi bật dậy, quát hỏi :"Đứa nào ? Đứa nào vừa kêu má ?". Ba đứa nhỏ thức giấc, bước tới giường bà :"Má chiêm bao thấy gì mà mớ lớn dữ vậy ?". "Má vừa nghe có đứa nào kêu "má ơi !". "Má nằm mơ đó, có ai kêu má đâu !". "Thôi, má ngủ đi !". Bà Ngọ nằm xuống, tụi nó cũng đi lên giường ngủ. Bà không sao chợp mắt được, linh tính của người mẹ báo cho bà biết tiếng kêu má bà vừa nghe không phải là trong mơ. Đến gà gáy canh ba thì bà lại nghe :"Má ! Má ơi!". Bà phóng xuống giường : "Mấy đứa ơi ! Anh hai mầy về !". Đứa lớ ngớ, đứa đốt thêm dèn. Lo các em sợ hải khi thấy mình, anh liền vòng ra phía sau nhà, chạy tuốt ra bờ kênh. Bà Ngọ lúi húi mở chốt cửa dưới và quát :"Mở chốt trên dùm tao !". Mấy đứa nhỏ bước tới hàng ba chúm lại, mắt dáo láo liên đề phòng anh hai. Bà Ngọ xách đèn cốc bước ra sân gọi :"Hòa ơi ! Con ở đâu ? Sao không ra gặp má ? Má biết là con về ! Má có lỗi với con, vì mấy hôm nay má bỏ con một mình ! Con ơi ! Hãy hiểu cho má. Vì mấy đứa em con còn nhỏ. Bây giờ chúng đã lớn hết rồi ! Ngày mai má sẽ lên Nền Ngãi ở với con. Má sẽ chăm sóc con, Hòa ơi ! Ra đây với má đi con ! Má thương con mà Hòa ! Hòa ơi ! Ra đây đi con ! Con không thương má thì con về đây làm chi hả Hòa ?". Im lặng. Bà Ngọ ngồi xuống quơ tay lên đầu tóc mượn, lấy cây móc tai xỉa tiêm dèn lên cao, rồi lội xuống đám lá tìm Hòa. Cây đèn bị gió thổi tắt. Con Thà nắm tay bà dắt lên. "Má ơi ! Má nghe ai kêu ai ở đây há, rồi má tưởng anh hai !". Bà quát : "Câm mồm ! Tao đẻ nó ra, làm sao tao không nhận ra tiếng của nó chứ ?".Một lúc lâu sau bà Ngọ mới chịu lên nhà. Nhưng bà không ngủ, lúi húi thu xếp dồ dạc quần áo, xoong nồi, chén dĩa, củi đuốc dể sáng mai lên Nền Ngãi ở với anh Hòa. Mấy dứa nhỏ chẳng dứa nào dám cản bà. Không biết chúng sợ bà chửi hay sợ bà đã lây bệnh của anh . Bà chồng chất lũ khũ một đống trước hàng ba. Vừa tờ mờ sáng trời đã đổ mưa. Mưa mỗi lúc lại nặng hạt. Gió giật từng cơn làm bà không sao đi được. Mãi đến hơn chín giờ mưa mới tạnh. Bà dọn đồ xuống xuồng. Bà bước đi một cách khó nhọc trên nền đất bùn nhão nhẹt ngoài sân. Cuối cùng thì bà cũng đem được những thứ đã chuẩn bị xuống xuồng. Chống di ! Xuồng cập bến Nền Ngãi bà không dám gọi con như mọi khi, bà nghĩ, trời mưa lạnh chắc nó đang ngủ. Nách bà cặp bó củi, hai tay bà xách xoong chảo bước lên chòi. Cái mùng đã vắt lên rồi mà con bà đâu không thấy. Lạ chưa ! Bà gọi :"Hòa ơi !". Cũng không nghe anh trả lời. Cái ghe đậu dưới bến kia. Nó đi đâu ? Bà gọi thêm một lúc nữa không nghe con trả lời. Bà đâm hoảng ! Bà càn vào những bụi ngãi cao ngang đầu người. Vừa càn bà vừa la làng :"Bớ làng xóm ơi ! Con tôi mất tiêu rồi !". Tiếng la vọng vào xóm kinh Ông Hào. Lũ trẻ ở kinh Ông Hào chạy qua xóm Vàm Dinh kêu con Thà, thằng Lý, con Mân. Chúng nó và vài người đàn ông trong xóm chạy lên :"Chuyện gì vậy bà Ngọ ?". "Thằng Hòa mất tiêu rồi !". Và gào thét. Thấy tội, người ta vạch ngãi tìm với bà. Được một lúc bà bỗng thét lên :"Trời ơi ! Con tôi !". Người ta chạy đến thì bà đã nhảy xuống một cái huyệt được đào sẵn từ bao giờ, trên thềm huyệt còn vức lại cây len. Anh Hòa nằm quay đầu về phía Tây, mặt ngửa lên. Tất cả kêu rú lên kinh hãi rồi lui ra xa. Bà Ngọ xốc anh Hòa lên tay, người anh còn mềm nhũn, oằn oại. Bà đặt anh lên thềm huyệt trước rồi leo lên sau. Bà lại bồng anh lên, chạy vào chòi. Người ta không hiểu bà Ngọ ốm yếu nhỏ thó như vậy, tại sao lại thực hiện những động tác ấy một cách nhanh nhẹn, gọn gàng. Bà đặt anh lên giường cởi quần áo, lau chùi, thoa dầu đánh gió, giật tóc mai. Mọi việc ấy chỉ mình bà làm. Người ta túm tụm lại ở ngoài sân chòi. "Hòa ơi ! Tĩnh lại đi con ! Má lên đây ở với con nè ! Con chết rồi má ở với ai ? Sao con im lặng, không nói chuyện với má hả Hòa ? Con còn giận má hả, con ơi !". Một người đàn ông lên tiếng :"Sao tụi bây không vô trỏng kéo chị Ngọ ra ? Thằng Hòa chết lâu rồi !". Cả ba dứa chạy vào chòi, lôi bà ra sân. Đứa nào cũng nôn thóc, nôn tháo. Bà hét : "Buông tao ra ! Tao lên đây ở với thằng Hòa !". Bà cào cấu, cắn xé ba đứa nhỏ rồi ngất lịm đi ! Người hàng xóm phân công :"Con Thà, con Mân đưa bà Ngọ về nhà chăm sóc, đừng cho bả chạy lên trên này, thằng Lý theo tao về nhà lấy ghe ra chợ nhắc hòm !". "Má con cất tiền không biết chỗ nào !". "Nhắc chịu, mai mốt tính !".Cái tin "Cùi Hòa" chết chẳng mấy chốc lan truyền khắp cả xóm. Khi biết để anh trên Nền Ngãi người ta mới dám đến nhà bà Ngọ chia buồn. Không biết ngày ấy bà tỉnh rồi ngất, ngất rồi tỉnh bao nhiêu lần. Khi tỉnh bà bảo phải đem anh Hòa về nhà khâm liệm. Người ta khuyên bà nên giữ vệ sinh chung. Một vài người đàn ông mặc áo cao su, mang găng tay, bịt mồm bịt mũi bằng đủ thứ loại khăn, trây trét dầu cù là khắp người, rồi đưa hòm lên Nền Ngãi tấn liệm anh Hòa. Khi những người đàn ông đã dắp xong mộ trở về thì những người đàn bà mới buông bà ra. Bà chạy bộ lên Nền Ngãi, băng qua con kênh, lăn đùng ra mô đất mới cào bới, rồi ngất lịm đi.Người ta đốt bỏ cái chòi hôi hám, bệnh hoạn.
Một tháng sau ngày anh Hòa chết bà Ngọ mới lê bước xuống giường. Và hai tháng sau nữa bà mới cầm chiếc lược gỡ mái tóc rối tung, bùi nhùi như ổ rơm.Năm nay bà Ngọ đã bảy mươi. Các con bà ai cũng có địa vị, nhà cao cửa rộng trên tỉnh, trên huyện. Mỗi lần họ về đều bàn việc đưa bà lên tỉnh, lên huyện ở, nhưng bà từ chối :"Tụi bây đủ lông đủ cánh hết rồi, ăn đâu ở đâu thì mặc. Còn tao ở đây hương khói cúng kiếng cho ổng với thằng Hòa !". Các con bà biết ép cũng không được. Chị Thà cho đứa con gái mười sáu tuổi xuống cơm nước cho ngoại. Thanh minh năm nay chị Thà, anh Lý, chị Mân về đầy đủ. Bà nói :"Mai là ngày tốt, tụi bây lên Nền Ngãi lấy cốt anh hai bây về cho nó nằm gần ổng, sau vườn ". Các anh chị nhìn nhau im lặng, ai cũng sợ khơi lên cái ổ vi trùng làm ảnh hưởng môi trường. Cuối cùng chị Thà nói :"Anh hai nằm ở đó đã hai chục năm rồi ! Dời tới dời lui chi cho động mồ mả !". Anh Lý phụ họa : "Anh chết như vậy chính quyền người ta không cho đào bới lên đâu !". Chị Mân thêm vào: " Chị Thà, anh Lý nói phải đó má ! Hay dể tụi con hùn tiền xây cái mã đá !". Bà Ngọ quát :"Thôi thôi, không làm phiền mấy người ! Mấy người không làm thì để tôi tự làm !". Biết tính bà Ngọ nói thì làm. Trời chưa sáng rõ các anh chị cáo từ lên tỉnh lên huyện với nhiều lý do khác nhau. Họ không muốn ở lại để nghe người đời nguyền rủa, để cho bà già đi bốc mộ một mình. Chị Thà không quên nói với bà Ngọ cho con gái chị về tỉnh trông em vài ngày để chị đi công tác ở Vũng Tàu. Bà cũng chẳng cần giữ lại làm gì.Bà mướn mấy tay thanh niên ở xóm lên Nền Ngãi bốc mộ anh Hòa, đào cái huyệt bên cạnh mộ ông Ngọ và đóng cái quách đựng hài cốt. Hai việc sau thì họ nhận làm dùm, còn việc trước thì họ từ chối cho dù bà có ra giá bằng một tháng tiền công. Không làm thì thôi, để tự bà. Cái quách đóng một chút đã xong, bà đem bỏ xuống xuồng và mang theo bánh mứt, nhang đèn, len cuốc, xô chậu ... bơi lên Nền Ngãi. Dến mộ anh Hòa, bà bày bánh mứt đốt nhang khấn vái :"Hòa ơi ! Bữa nay má đem con về nhà. Nếu có linh thiêng phù hộ cho má khỏe mạnh, đào mau thấy con !". Bà bắt dầu cuốc. Từng nhát cuốc giơ lên bổ xuống rất khó nhọc, nhưng bà lại không thấy mệt mỏi chút nào. Bà cuốc và cuốc mãi ... cuốc mãi ! Lúc mặt trời ngã bóng thì ló ra một mảnh ván. Bà khóc. Bà nghĩ tay, uống nước rồi lại cuốc. Đến khi con nhắc nhen kêu thì bà đã cạy lên được từng mảnh ván vụn của nắp hòm mục ruỗng. Bà lại khóc. Nước mắt và máu từ đôi tay bà rơi vào một dòng nước trong xanh thấy rõ từng dốt xương người. Kia là mảnh xương sọ, kia là những chiếc xương sườn, kia là đôi xương ống chân... Bà bước vào dòng nước ấy nhặt nhạnh từng dốt xương, lau chùi sạch sẽ chất vào xô. Bà làm xong việc thì hoàng hôn đã bao trùm lên vạn vật. Bà lọ mọ xách cái xô chứa hài cốt anh Hòa xuống xuồng chất vào cái quách đã lót sẵn cao su. Xong bà đóng nắp quách lại. Bơi xuồng về nhà.Đêm !Dưới lòng đất tiếng côn trùng nỉ non ai oán, xa xa tiếng vạc ăn đêm kêu sương buồn tẻ, trời âm u vần vũ, lác đác một vài vì tinh tú nhạt nhòa cô độc, thỉnh thoảng một ngôi sao băng xẹt qua rồi mất hút giữa màn đêm băng giá, leo lét mấy ngọn đèn cầy mờ ảo cắm trên chiếc quách soi đường cho bà Ngọ đặt dầm đạp nước đưa con về nhà. Bà ỳ ạch, khó nhọc đẩy cái quách lên bờ, ra sau vườn nơi có cái huyệt mấy tay thanh niên đào sẵn. Bà gắng sức đặt được cái quách xuống đáy huyệt. Xong bà lấp đất. Lấp mãi ! Mưa lắc rắc ! Mưa nặng hạt ! Nước mưa tan trong những giọt nước mắt của bà. Bà lấp mãi cho đến nữa đêm thì đầy huyệt. Bà lấp mãi cho đến gà gáy sáng đã thành một mô dất nhô cao.Bà áp mặt lên ngôi mộ mới thầm thì :"Hòa ơi ! Giá mà thuở ấy có thuốc như bây giờ!"
(st)

Hạnh Phúc

Ngày xưa, có lần “tập đoàn” yêu tinh họp nhau lại để lên kế hoạch làm hại con ngườiMột yêu tinh nói: “Chúng ta nên giấu một thứ gì đó quý giá của con người đi, nhưng giấu cái gì bây giờ?”. Sau khi suy nghĩ, một yêu tinh đáp: “Biết rồi, hãy lấy đi hạnh phúc của họ, họ sẽ ngày đem phải khổ sở u uất. Nhưng vấn đề là giấu nó ở đâu bây giờ? Phải giấu ở nơi nào mà họ không tìm được ấy!”. Một yêu tinh khác cho ý kiến: “Thử quẳng nó lên đỉnh ngọn núi cao nhất của thế giới xem”. Nhưng ý kiến đó bị phản đối ngay: “Không được. Con người rất khoẻ mạnh, chuyện leo núi có nhằm nhò gì đâu”. Một yêu tinh khác lại có ý tưởng: “Vậy ta giấu nó xuống vực biển sâu nhất nhé?”. Nhưng các yêu tinh lại đồng loạt phản đối: “Không, con người rất tò mò. Họ sẽ tạo ra những chiếc tàu hiện đại để đi xuống tận đáy biển. Rồi tất cả mọi người cũng sẽ biết”. Một yêu tinh nhỏ tuổi đứng lên: “Hay để nó ở một hành tinh khác đi!”. Tuy nhiên, một yêu tinh lớn tuổi đáp: “Không được, con người rất thông minh. Càng ngày họ càng thám hiểm nhiều hành tinh đấy thôi”. Bầy yêu tinh lại im lặng suy nghĩ. Chợt một yêu tinh già lụ khụ đứng lên đưa ra ý kiến: “Tôi biết ta nên giấu hạnh phúc ở đâu rồi! Hãy giấu nó ở chính bên trong con người. Đa số mọi người đều luôn cố gắng lùng sục hạnh phúc ở khắp nơi khắp chốn và bao giờ cũng thấy người khác hạnh phúc hơn mình.Bản thân họ thì chẳng bao giờ họ quan tâm. Giấu ở đó thì con người chẳng bao giờ tìm thấy đâu!”. Tất cả yêu tinh đều nhất trí với giải pháp này và kể từ đó, rất nhiều người mải mê đi kiếm hạnh phúc mà không biết nó đã được giấu ngay trong tâm hồn mình! Hạnh phúc đơn giản là ngay chính trong tâm hồn của mỗi con người ...,hạnh phúc chính là điều giản dị quanh ta mà chẳng phải mất công tìm kiếm... Hãy trân trọng nó ....!!!
(st)

Chuyện đời thường

Ðây là một câu chuyện đời thường, cảm động của nhà văn Nghị Minh (Trung Quốc). Hai nhân vật chính trong truyện đã trải qua những ngộ nhận, bi kịch để cuối cùng nhận ra nhau khi một người không còn nữa trên đời.Cưới nhau được hai năm, chồng tôi bàn với tôi về quê đón mẹ anh lên ở với chúng tôi để bà được sống an nhàn những ngày cuối đời. Bố anh ấy mất sớm từ khi anh còn nhỏ, nên bà mẹ gửi gắm tất cả mọi hy vọng vào anh, một mình bà chắt chiu thắt lưng buộc bụng nuôi anh khôn lớn cho tới ngày học xong đại học.Tôi đồng ý ngay và lập tức dọn dẹp dành riêng cho bà căn phòng có ban công hướng Nam, vừa có thể sưởi nắng vừa có thể bày vài chậu cây cảnh. Bước vào căn phòng chan hòa ánh sáng vừa dọn xong, anh ấy chẳng nói chẳng rằng bất chợt bế xốc lấy tôi và quay một vòng quanh phòng. Khi tôi sợ quá cào cấu anh xin anh bỏ xuống thì anh bảo:- Nào, chúng mình về quê đón mẹ nhé!Chồng tôi cao lớn, còn tôi thì bé nhỏ và thích được nép đầu vào ngực anh. Những lúc ấy, tôi có cảm giác như anh có thể nhét gọn tôi vào túi áo. Những bận hai người tranh cãi nhau mà tôi không chịu thua, anh bèn nhấc bổng tôi lên ngang đầu và quay tít cho đến khi tôi sợ hết hồn xin anh buông tha mới thôi. Tôi thích cái cảm giác vừa sợ vừa sung sướng ấy.Mẹ anh sống ở thôn quê lâu năm nên rất khó có thể sửa ngay được những tập quán của người nhà quê. Chẳng hạn, thấy tôi hay mua hoa tươi bày ở phòng khách, bà có vẻ khó chịu. Cực chẳng đã, một hôm bà bảo:- Các con thật chẳng biết chi tiêu gì cả. Hoa có ăn được đâu mà mua làm gì kia chứ?Tôi cười:- Mẹ ơi, trong nhà có hoa tươi nở rộ thì ai nấy đều vui vẻ cả.Bà cúi đầu lầu bầu gì gì đấy. Chồng tôi bảo:- Ðây là tập quán của người thành phố, mẹ ạ. Lâu ngày mẹ sẽ quen thôi.Bà không nói gì nữa, nhưng sau đấy mỗi bận thấy tôi mua hoa về, bao giờ bà cũng không thể im lặng mà cứ hỏi mua hết bao nhiêu tiền. Khi tôi nói giá cả thì bà chép miệng tiếc rẻ. Có lần thấy tôi xách về túi to túi nhỏ các thứ mua sắm được, bà gặng hỏi giá tiền từng thứ một. Tôi kể lại giá mỗi thứ. Nghe xong bà chép miệng thở dài thườn thượt. Chồng tôi véo mũi tôi và thì thầm:- Ngốc ơi, nếu em đừng nói giá thật với mẹ thì sẽ chẳng sao cả, phải không nào?Cuộc sống đang vui tươi thế là dần dần có những hòa âm trái tai.Ðiều làm bà khó chịu nhất là thấy con trai mình ngày ngày dậy sớm chuẩn bị bữa sáng. Ðàn ông mà chui vào bếp nấu ăn cho vợ thì coi sao được, bà nghĩ vậy. Vì thế mà bữa sáng nào bà cũng nặng mặt không vui. Tôi giả tảng không thấy gì thì bà khua đũa đụng bát tỏ ý không bằng lòng. Làm giáo viên dạy múa ở Cung Thiếu niên, ngày nào tôi cũng phải nhảy nhót mệt bã người nên khi ngủ dậy thường nằm rốn tận hưởng chăn đệm ấm áp, coi đó là một thú hưởng thụ. Vì thế tôi đành giả câm giả điếc trước sự chống đối của bà mẹ chồng. Ðôi khi bà cũng làm giúp tôi một ít việc nhà, nhưng thật ra chỉ làm tôi thêm bận bịu mà thôi. Chẳng hạn, những túi ni lông đựng đồ, mọi khi tôi đều quẳng vào thùng rác thì bà tích cóp lại, bảo là để hôm nào bán cho đồng nát. Thế là khắp nhà đầy những túi ni lông. Mỗi lần rửa bát hộ tôi, bà đều hà tiện không dùng nước rửa chén thế là tôi phải rửa lại, dĩ nhiên phải kín đáo để bà khỏi tự ái.Một tối nọ, khi tôi đang rửa chén trộm như thế thì bà nhìn thấy. Thế là bà sập cửa đánh sầm một cái, nằm lì trong buồng khóc gào lên. Chồng tôi cuống quýt chẳng biết làm gì. Cả tối hôm ấy anh không nói với tôi câu nào. Tôi làm nũng với anh, anh cũng chẳng thèm để ý. Tôi điên tiết lên vặn lại:- Thế thì rốt cuộc em sai chỗ nào ạ?Anh trợn mắt:- Tại sao em không thể phiên phiến một chút nhỉ, bát không sạch thì ăn cũng có chết đâu, hả?Một thời gian dài sau đấy, bà chẳng nói chuyện với tôi. Không khí trong nhà bắt đầu dần dần căng thẳng. Chồng tôi rất mệt mỏi, chẳng biết nên làm ai vui lòng trước.Không muốn để con trai làm bữa sáng, bà cả quyết nhận lấy "nhiệm vụ nặng nề" này. Rồi khi thấy anh ăn uống ngon lành, bà lại nhìn ngó tôi với ý trách móc tôi không làm tròn bổn phận người vợ, khiến tôi rất khó xử. Ðể thoát khỏi cảnh ấy, tôi đành không ăn bữa sáng ở nhà mà mua túi sữa trên đường đi làm, mang đến cơ quan ăn. Tối hôm ấy lúc đi ngủ, anh bực bội bảo:- Có phải là em chê mẹ anh nấu ăn bẩn nên mới không ăn sáng ở nhà, đúng không?Rồi anh lạnh nhạt nằm quay lưng lại, mặc cho tôi nước mắt đầm đìa vì ấm ức. Sau cùng anh thở dài:- Cứ coi như là em vì anh mà ăn sáng ở nhà, được không nào?Thế là sáng sáng tôi đành ngồi vào bàn ăn với tâm trạng ê chề.Một hôm, khi đang ăn món cháo bà nấu, tôi chợt thấy buồn nôn, mọi thứ trong bụng muốn oẹ ra, gắng kìm lại mà không tài nào kìm được, tôi đành quăng bát đũa chạy ù vào phòng vệ sinh, nôn thốc nôn tháo. Sau một hồi hổn ha hổn hển thở, khi tôi bình tâm lại thì nghe thấy bà bù lu bù loa vừa khóc vừa đay nghiến oán trách tôi bằng những từ ngữ nhà quê, còn anh thì đứng ngay trước cửa phòng vệ sinh căm tức nhìn tôi. Tôi há hốc miệng chẳng nói được gì, thật ra nào mình có cố ý nôn đâu. Lần đầu tiên chúng tôi cãi nhau to. Mới đầu mẹ anh còn giương mắt đứng nhìn, sau đấy bà thất thểu bỏ ra ngoài. Anh tức tối nhìn tôi rồi đi ra theo bà.Ba ngày liền không thấy bà và anh về nhà, cả đến điện thoại cũng không thấy gọi. Tôi tức điên người mỗi khi nghĩ lại từ hôm bà lên đây ở mình đã phải chịu bao nhiêu nỗi oan ức, thế mà anh ấy còn muốn tôi thế nào nữa đây? Không hiểu sao dạo này tôi hay buồn nôn thế, ăn gì cũng không thấy ngon, lại thêm trong nhà bao nhiêu chuyện rắc rối, tâm trạng vô cùng tồi tệ. Cuối cùng, vẫn là các bạn ở cơ quan bảo:- Sắc mặt cậu xấu lắm, nên đi khám bệnh thôi!Kết quả kiểm tra ở bệnh viện cho thấy tôi đã có bầu. Bây giờ mới rõ tại sao sáng hôm ấy tôi bỗng dưng buồn nôn. Niềm hạnh phúc sắp có con pha trộn với một chút buồn giận oán trách: Tại sao chồng mình và cả bà mẹ chồng nữa lại không nghĩ tới chuyện ấy nhỉ?Tôi gặp anh tại cổng bệnh viện. Xa nhau mới có ba ngày mà trông anh tiều tụy quá chừng. Tôi định quay đi, nhưng bộ dạng ấy khiến lòng tôi xót xa, không nén được, tôi gọi anh. Anh nhìn tôi như người xa lạ, ánh mắt không giấu nổi nỗi chán ghét như một mũi kim lạnh buốt đâm vào lòng tôi. Tôi tự nhủ "đừng nhìn anh ấy, đừng nhìn anh ấy", và chặn một chiếc taxi lại. Thật ra lúc ấy tôi chỉ muốn hét to: "Anh yêu của em, em sắp sinh cho anh một cục cưng đây!" rồi được anh bế xốc lên sung sướng quay một vòng. Ước muốn ấy đã không xảy ra. Khi ngồi trên taxi, nước mắt tôi ứa ra lã chã. Vì sao chỉ một lần cãi nhau đã làm cho tình yêu của chúng tôi trở nên tồi tệ tới mức này cơ chứ?Về nhà, tôi nằm trên giường nghĩ tới chồng, tới nỗi chán ghét đầy trong mắt anh. Tôi nắm lấy góc chăn khóc nấc lên. Nửa đêm, có tiếng lạch cạch mở ngăn kéo. Khi bật đèn lên tôi trông thấy khuôn mặt đầy nước mắt của anh. Thì ra anh về nhà lấy tiền. Tôi lạnh nhạt nhìn anh không nói gì. Anh cũng làm như không thấy tôi, lấy xong các thứ liền vội vã bỏ đi. Có lẽ anh định thật sự chia tay với tôi đây. Thật là một người đàn ông có lý trí, biết tách bạch tình và tiền rạch ròi như thế đấy. Tôi cười nhạt, nước mắt lã chã tuôn rơi.Hôm sau tôi không đi làm mà ở nhà, muốn xem xét lại mọi ý định của mình rồi tìm anh trao đổi cho xong mọi chuyện. Khi đến công ty của anh, cậu thư ký ngạc nhiên nhìn tôi:- Ơ kìa, mẹ tổng giám đốc bị tai nạn, hiện đang nằm bệnh viện kia mà.Tôi trố mắt cứng họng, lập tức đến ngay bệnh viện. Nhưng khi tìm được anh thì bà đã tắt thở rồi. Anh không hề nhìn tôi, mặt cứ lầm lầm. Tôi nhìn khuôn mặt vàng vọt không hồn của bà, nước mắt ứa ra: Trời ơi! Tại sao lại đến nông nỗi này cơ chứ?Cho tới hôm an táng mẹ, anh vẫn không thèm nói với tôi một câu nào, thậm chí mỗi khi nhìn tôi, ánh mắt anh đều hiện lên nỗi chán ghét tột độ. Nghe người khác kể lại, tôi mới biết sơ qua về vụ tai nạn. Hôm ấy bà bỏ nhà rồi thẫn thờ đi về phía ga xe lửa, bà muốn về quê mà. Chồng tôi đuổi theo, thấy thế bà rảo bước đi nhanh hơn. Khi qua đường, một chiếc xe buýt đâm vào bà... Cuối cùng thì tôi đã hiểu tại sao anh ấy chán ghét mình. Nếu hôm ấy mình không nôn oẹ, nếu hôm ấy mình không to tiếng cãi nhau với anh ấy, nếu... Trong lòng anh, tôi là kẻ tội phạm gián tiếp giết chết bà.Anh lẳng lặng dọn vào ở phòng mẹ, tối tối khi về nhà, người sặc mùi rượu. Lòng tự trọng bị tổn thương bởi nỗi xấu hổ và tự thương hại đè nặng khiến tôi thở không ra hơi nữa. Muốn giải thích mọi chuyện, muốn báo anh biết chúng tôi sắp có con rồi, nhưng cứ thấy ánh mắt ghẻ lạnh của anh là tôi lại thôi không nói gì. Thà anh đánh tôi mắng tôi một trận còn hơn. Tôi có cố ý để xảy ra mọi tai họa ấy đâu! Ngày tháng cứ ngột ngạt lặp đi lặp lại. Càng ngày anh ấy càng về nhà muộn hơn. Chúng tôi cứ thế căng với nhau, xa lạ hơn cả người qua đường. Tôi như cái thòng lọng thắt vào tim anh.Một hôm, khi đi qua một hiệu ăn Âu, tôi nhìn qua cửa kính thấy chồng mình đang ngồi đối diện với một cô gái trẻ và nhè nhẹ vuốt tóc cô. Thế là tôi đã hiểu rõ tất cả. Sau giây lát ngớ người ra, tôi vào hiệu ăn, đến đứng trước mặt chồng mình, trân trân nhìn anh, mắt ráo hoảnh. Tôi không muốn nói gì hết, và cũng chẳng biết nói gì. Cô gái nhìn tôi, nhìn chồng tôi rồi đứng lên định bỏ đi. Anh ấn cô ngồi xuống rồi cũng trân trân nhìn lại tôi, không chịu thua. Tôi chỉ còn nghe thấy tim mình đập chầm chậm từng nhịp như đang sắp kề cái chết. Kẻ thua cuộc là tôi, nếu cứ đứng nữa thì tôi và đứa bé trong bụng sẽ ngã xuống. Ðêm ấy anh không về nhà. Bằng cách đó anh báo cho tôi biết: Cùng với sự qua đời của mẹ anh, tình yêu giữa hai chúng tôi cũng đã chết.Những ngày sau, anh vẫn không về nhà. Có hôm đi làm về, tôi thấy tủ áo như bị sắp xếp lại, chắc anh ấy về lấy các thứ của anh. Tôi chẳng muốn gọi điện thoại cho anh, ý định giải thích mọi chuyện cho anh cũng biến mất hẳn.Tôi sống một mình. Ði bệnh viện khám thai một mình. Trái tim tôi như vỡ vụn mỗi khi trông thấy cảnh các bà vợ được chồng dìu đến bệnh viện. Các bạn ở cơ quan bóng gió khuyên tôi bỏ cái thai đi cho yên chuyện nhưng tôi kiên quyết không chịu. Tôi như điên lên muốn được sinh đứa bé này, coi đó như sự bù đắp việc bà mẹ chồng qua đời.Một hôm đi làm về nhà, tôi thấy anh ngồi trong phòng khách mù mịt khói thuốc lá, trên bàn đặt một tờ giấy. Không cần xem, tôi đã biết tờ giấy đó viết gì rồi. Trong hơn hai tháng chồng vắng nhà, tôi đã dần dà học được cách giữ bình tĩnh. Tôi nhìn anh, cất mũ rồi bảo:- Ðợi một tí, tôi sẽ ký ngay đây.Anh nhìn tôi, ánh mắt lộ vẻ bối rối chẳng khác gì tôi. Vừa cởi cúc áo khoác, tôi vừa tự nhủ: "Chớ có khóc đấy, chớ có khóc đấy... ". Hai mắt nhức lắm rồi, nhưng tôi quyết không cho chúng nhỏ lệ nữa. Mắc xong áo lên móc, thấy anh cứ chằm chằm nhìn cái bụng to của tôi, tôi mỉm cười đi đến bàn, cầm lấy tờ giấy, rồi chẳng xem gì hết, liền ký tên mình và đẩy tờ giấy cho anh.- Em có bầu rồi đấy à?Ðây là lần đầu tiên anh ấy nói chuyện với tôi kể từ hôm bà bị nạn. Nước mắt tôi trào ra không thể nào ngăn nổi.- Vâng, nhưng không sao cả, anh có thể đi được rồi.Anh không đi mà ngồi lại, hai chúng tôi nhìn nhau trong bóng tối. Anh từ từ ôm lấy tôi, nước mắt nhỏ ướt đầm vai áo tôi. Thế nhưng lòng tôi đã không còn gì nữa, rất nhiều thứ đã biến đi xa lắm rồi, xa tới mức có đuổi theo cũng chẳng lấy lại được nữa.Không nhớ là anh ấy đã nói với tôi bao nhiêu lần câu "Xin lỗi" nữa. Trước đây tôi cứ tưởng mình sẽ tha thứ cho anh, nhưng bây giờ thì không. Suốt đời tôi sao quên được ánh mắt băng giá anh nhìn tôi khi đứng trước cô gái nọ ở hiệu ăn Âu hôm ấy. Chúng tôi đã rạch vào tim nhau một vết thương sâu hoắm. Tôi không cố tình, còn anh thì cố tình. Quá khứ không thể nào trở lại được nữa. Trái tim tôi chỉ ấm lên mỗi khi nghĩ đến đứa bé trong bụng, còn với anh thì tim tôi đã lạnh như băng. Tôi không đụng đến tất cả những thức ăn anh mua về, không nhận bất cứ món quà nào anh tặng, không nói với anh nửa lời. Kể từ hôm ký vào tờ giấy kia, hôn nhân và tình yêu, tất cả đều đã biến mất khỏi trái tim tôi. Có hôm anh định trở lại phòng ngủ của chúng tôi. Anh vào thì tôi ra phòng khách nằm. Thế là anh đành phải về ngủ ở phòng của bà.Ðêm đêm, đôi lúc từ phòng anh vẳng ra tiếng rên rỉ khe khẽ. Tôi nghe thấy nhưng lặng thinh. Lại dở trò cũ chứ gì. Ngày trước, mỗi bận bị tôi làm mặt giận phớt lờ, anh ấy đều giả vờ ốm như vậy, khiến tôi ngoan ngoãn đầu hàng và chạy đến hỏi xem anh có sao không. Thế là anh ôm lấy tôi cười ha hả. Anh quên rồi, ngày ấy tôi thương anh vì hai người yêu nhau. Bây giờ thì chúng tôi còn có gì nữa đâu? Tiếng rên rỉ ấy kéo dài đứt quãng cho tới ngày đứa bé ra đời. Suốt thời gian chờ đợi ấy, hầu như ngày nào anh cũng mua sắm thứ gì cho con, nào là đồ dùng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nào là sách nhi đồng v.v... Những thứ ấy chất gần đầy căn phòng của anh. Tôi biết anh làm thế là để tôi cảm động, nhưng tôi giờ đã trơ như đá. Anh đành giam mình trong phòng, ngồi gõ phím máy tính lạch cạch. Chắc là tìm vợ trên mạng. Nhưng chuyện ấy đâu còn có ý nghĩa gì với tôi nữa.Năm sau, vào một đêm khuya cuối xuân, cơn đau bụng dữ dội khiến tôi thét lên. Anh nhảy xổ vào buồng, hình như khi đi nằm anh vẫn không thay quần áo chỉ là để chờ giây phút này. Anh cõng tôi chạy xuống cầu thang, chặn taxi lại. Dọc đường, anh cứ nắm chặt tay tôi, luôn lau mồ hôi trên trán tôi. Ðến bệnh viện, anh lại cõng tôi chạy đến khoa sản. Khi nằm trên đôi vai gầy guộc mà ấm áp của anh, một ý nghĩ chợt lóe lên trong óc tôi: "Trên đời này, liệu có ai yêu thương mình như anh ấy không nhỉ?"Rồi anh vịn cánh cửa khoa sản, đưa ánh mắt ấm áp dõi theo tôi đi vào trong. Tôi cố nhịn đau mỉm cười với anh. Khi tôi ra khỏi phòng đẻ, anh nhìn tôi và thằng bé, rưng rưng nước mắt mỉm cười. Tôi chạm vào tay anh, chợt thấy anh mềm nhũn người, mệt mỏi từ từ ngã xuống. Tôi gào tên chồng mình, anh chỉ mỉm cười, nhắm nghiền mắt lại...Tôi cứ tưởng mình sẽ không bao giờ còn nhỏ nước mắt vì anh, thế mà lúc ấy một nỗi đau xé ruột xé gan bỗng dội lên trong lòng.Bác sĩ cho biết chồng tôi bị ung thư gan, cách đây 5 tháng mới phát hiện, khi đó bệnh đã ở thời kỳ cuối, anh chịu đựng được lâu thế quả là một chuyện lạ hiếm có. Ông bảo: "Chị nên chuẩn bị hậu sự đi thì vừa". Mặc y tá ngăn cấm, tôi trốn ngay về nhà, xộc vào phòng anh, mở máy tính ra xem. Một nỗi đau nhói lên làm trái tim tôi nghẹn lại. Thế đấy, 5 tháng trước đây anh đã phát hiện mình bị ung thư gan, những tiếng rên rỉ của anh là thật cả, nhưng tôi lại cứ cho là...Những điều ghi trong máy tính rất dài, đó là lời trăn trối anh để lại cho con mình:"Con của bố. Vì con mà bố ráng chịu đựng cho tới nay, chờ bao giờ trông thấy con thì bố mới chịu ngã xuống. Ðấy là nguyện vọng lớn nhất của bố hiện giờ...Bố biết rằng, đời con sẽ có nhiều niềm vui hoặc có thể gặp trắc trở. Nếu bố có thể cùng con đi suốt quãng đời con lớn lên thì vui biết bao. Nhưng bố không có dịp may ấy nữa rồi. Bây giờ bố ghi lại vào máy tính từng vấn đề con sẽ có thể gặp phải trên đường đời, khi nào gặp những vấn đề ấy thì con có thể tham khảo ý kiến của bố, con nhé!Con ơi, viết xong mấy chục trang này, bố cảm thấy như mình đã cùng đi với con suốt chặng đường trưởng thành của con. Bây giờ bố thật sự vô cùng sung sướng. Hãy yêu mẹ con nhé! Mẹ rất vất vả vì con đấy. Mẹ con là người yêu con nhất và cũng là người bố yêu quý nhất..."Chồng tôi viết về tất cả mọi chuyện, kể từ khi đứa bé còn ở vườn trẻ cho tới lúc nó học tiểu học, trung học, đại học, rồi ra công tác, cả đến chuyện yêu đương của con nữa. Chồng tôi cũng để lại một bức cho tôi:"Em yêu quý. Ðược lấy em làm vợ là niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời anh. Em hãy tha thứ việc anh đã làm tổn thương em. Hãy tha lỗi việc anh giấu tình hình bệnh tật của mình, chẳng qua chỉ vì anh không muốn để em phải lo nghĩ trong thời gian chờ bé chào đời... Em yêu quý. Nếu khi đọc những dòng này mà em khóc thì nghĩa là em đã tha thứ cho anh rồi. Như thế anh sẽ có thể mỉm cười cảm ơn em luôn luôn yêu anh... Anh sợ rằng mình sẽ không có dịp tự tay tặng cho con những món quà anh đã mua sắm. Phiền em hằng năm thay anh tặng quà cho con, trên bao gói nhớ đề rõ ngày tặng, em nhé..."Khi tôi trở lại bệnh viện thì anh vẫn đang hôn mê. Tôi bế con đến, đặt nó nằm bên cạnh anh và nói:- Anh ơi, anh hãy mở mắt ra cười lên nào. Em muốn để con mãi mãi ghi nhớ hơi ấm của bố nó khi nó nằm trong lòng anh đấy, anh ạ...Chồng tôi khó nhọc mở mắt ra, khẽ mỉm cười. Thằng bé rúc vào lòng bố, ngọ ngoạy nắm tay nhỏ xíu hồng hồng. Tôi ấn nút máy ảnh, nước mắt chảy ràn rụa trên mặt...
Nghị Minh
Nguyễn Hải Hoành dịch
(st)

Hình Ảnh Người Bố

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ. Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát. Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm. Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài. Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn. Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.NGUYỄN THỊ HẬU(Lớp 10A2, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh, Nghệ An
(st)

Lòng Mẹ

Một cô gái quê trẻ tại Scotland có tên Cristout. Cô ta cảm thấy chán chường trong cuộc sống gia đình nề nếp. Cô đến thưa với cha mẹ:- Con không muốn tin Thượng Đế của cha mẹ. Con quyết định ra đi khỏi nhà.Và cô bỏ nhà ra đi. Tuy nhiên, chẳng bao lâu cô bị người ta chê cười và ruồng bỏ và không tìm được việc làm, cô đã phải làm nghề đứng lề đường bán thân nuôi miệng. Thời gian trôi qua, cha cô đã qua đời trong sự buồn chán và xấu hổ vì đứa con gái hư đốn của mình. Mẹ cô ngày một già nua. Còn cô thì mỗi ngày một sa đọa trong lối sống hư đốn của mình.Sau đó bà mẹ cũng bặt tin con. Rồi tin đồn về cuộc sống xấu xa của con gái. Bà đã đi tìm con khắp thành phố. Bà đến từng nhóm cứu trợ với lời thỉnh cầu:- Làm ơn cho tôi treo tấm hình này.Ðó là tấm hình của bà đang mỉm cười kèm theo dòng chữ:
"Mẹ vẫn mãi yêu con. Mẹ mãi chờ con. Về nhà với mẹ đi con, con gái của mẹ".Một ngày nọ cô gái đến chỗ một toán cứu trợ nhận bữa ăn tối. Cô chẳng màng chi đến những lời khuyên răn của những người hữu trách. Lơ đễnh nhìn tờ thông báo cô chợt nhận ra tấm hình của mẹ cô với hàng chữ đầy thương mến như nài van cô hãy trở về với bà, cô vội đứng lên xem rõ bức ảnh và cô đã bật khóc.Khi trời đã nhá nhem tối, cô quyết định trở về nhà nơi cô đã ra đi từ lâu. Về tới nhà thì trời cũng vừa hửng sáng. Cô sợ hãi khép mình bên cánh cửa và băn khoăn không biết phải nói lời nào với mẹ. Nhưng rồi cô quyết định khẽ gõ cửa, cô nhận ra cánh cửa chỉ khép lại chứ chưa khóa. Cô nghĩ chắc có trộm vào nhà. Lo lắng, cô chạy vội tới giường ngủ của mẹ và thấy bà vẫn đang ngủ yên. Cô đánh thức mẹ và thưa:- Mẹ ơi, con đã về.Bà vùng chỗi dậy như không tin ở mắt mình. Nước mắt lăn dài trên gò má đã hom hem của bà, bà vội ôm chầm lấy cô con gái như sợ cô sẽ vuột mất. Cô gái cố bình tĩnh nói với mẹ:- Mẹ ơi, con lo quá, cánh cửa không khóa, nên con tưởng ăn trộm đã mở cửa để lẻn vào nhà mình.Bà mẹ dịu dàng nói:- Không phải vậy đâu con. Từ ngày con đi thì cánh cửa nhà mình chẳng bao giờ khóa cả.
(st)
Powered By Blogger

Lưu trữ Blog

Giới thiệu

Ảnh của tôi
Vietnam
Torki Food Việt Nam - Đơn vị tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực đa món tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng cao như Kebab, Hamburger, Hot Dog, Gà rán, Pizza, và nhiều món ăn hấp dẫn khác. Torki Food mang đến cho các chủ cửa hàng cơ hội khởi nghiệp với mô hình nhượng quyền đa dạng, linh hoạt và hiệu quả. Với hệ thống quản lý hiện đại và đội ngũ nhân viên tận tâm, Torki Food cam kết đồng hành và hỗ trợ các đối tác phát triển bền vững. Truy cập torkifood.vn để khám phá thêm về chúng tôi! Website : https://torkifood.vn/ SĐT : 0937038598 Địa chỉ : 120/5 Đ. Lê Văn Quới, Bình Hưng Hoà A, Bình Tân, Hồ Chí Minh, Việt Nam Map : https://maps.app.goo.gl/ibvKbvRTAjhvoW848 #banhmikebab ; #banhmithonhiky ; #torkifood ; #damondamohinh

Those were the days